1. Lời nguyền điên loạn :
- Tôi có một sở thích là hay tự "buộc" những cái vất vả vào mình. Chẳng thế mà khi người ta chọn đường quang, đường thẳng để đi thì tôi lại hay thâm nhập vào những nơi bụi bặm và gai góc. Tôi mê mẩn những cung đường khúc khuỷu, ngoằn ngoèo của núi rừng Đông Bắc. Mỗi chuyến đi là một trải nghiệm. Và điểm đến lần này của tôi là huyện vùng cao Trùng Khánh của tỉnhCao Bằng, nơi lưu truyền những câu chuyện thần bí về bùa điên của người Tày.
- Sau những cung đường gập ghềnh, xã Đàm Thủy (huyện Trùng Khánh, Cao Bằng) hiện ra ở phía cuối con đường với thác Bản Giốc, địa danh nổi tiếng khắp cả nước. Người dân tộc Tày nơi đây có cái tình rất đượm. Sau chén rượu đầu môi, chủ khách tình thân như người một nhà. Buổi tối vùng cao có cái lạnh tê người của sương giá, có cái tĩnh mịch đến rợn người của nơi "thâm sơn cùng cốc". Trong câu chuyện dông dài khi ngủ nhờ một nhà người dân ở bản Giốc, tôi tình cờ biết được một thế giới tâm linh của người dân tộc Tày nơi đây. Đó là những chiếcbùa điên đầy ma mị và bí ẩn.
- Chén rượu thuốc lá cây rừng trong bữa cơm buổi tối dường như đã bốc hết, anh Nông Văn Tình (SN 1988), một người dân ở bản kể với tôi rằng: "Cái thứ gọi là bùa yêu của thầy mo xứ Mường chưa chắc đã đáng sợ bằng bùa điên của người Tày đâu". Nghe đến hai chữ "bùa điên", tôi cứ mơ hồ về một thế giới bùa ngải chưa từng biết đến. Anh Tình khẳng định: "Có bùa điên thật đấy. Nhưng người dân ở đây thường tránh nhắc đến nó vì công lực của bùa rất mạnh. Cứ nói nhiều đến nó mà giáp mặt thầy mo một lần chắc chắn sẽ bị yểm ngay".
- Theo lời anh Tình, bùa điên là thứ bùa đáng sợ nhất mà ngườiTày có thể tự làm được. Bùa được chế từ nhiều loại cây rừng khác nhau. Những thứ lá rừng ấy hầu như ai cũng biết nhưng để kết hợp chúng thành một loại bùa ngải thực sự có công hiệu thì phải có bí quyết gia truyền. Có nghĩa là gia đình nào mà có thế hệ đi trước làm thầy cúng, thầy mo thì mới biết tuyệt kỹ làm bùa. Mỗi người làm bùa điên đều giữ cho mình một bài cúng đặc biệt. Bài cúng này không ai được biết, trừ những người kế tục được truyền lại.
2. Người dân chỉ nghe kể chứ chưa tận mắt chứng kiến loại bùa này :
- Nghe anh Tình nói, những người thân trong gia đình anh đều gật đầu xác nhận. Bà nội của anh là cụ Nông Thị Nết năm nay đã 83 tuổi còn nói mấy câu tiếng Tày mà tôi phải nhờ "phiên dịch" mới hiểu được. Đại ý cụ bảo: "Ai mà vô tình ngồi cạnh người biết làm bùa điên, nếu nói năng mạo phạm hoặc khiến người làm bùa phật ý thì rất dễ biến thành nạn nhân. Người lạ mà đến vùng này, tốt nhất nên tìm đến nhà những người làm cán bộ để được tư vấn trước".
- Anh Tình tiếp lời bà: "Cách đây mấy tháng có người ở bảnKhuổi Ky bị bùa điên yểm đấy. Tự nhiên giữa trưa, một người đàn ông khỏe mạnh, 45 tuổi đã có vợ con trèo lên cây cột điện giữa làng rồi hú hét ầm ĩ, nói năng nhảm nhí. Cuối cùng, người đàn ông ấy đã tự kết liễu đời mình bằng cách nhảyxuống đất".
- Cũng theo lời anh Tình, thỉnh thoảng, người dân lại chứng kiến có người đi lại vật vờ trên đường ở bản. Nữ thì đầu tóc rũ rượi, vừa đi vừa cười và lẩm nhẩm những điều không ai hiểu. Người nam thì để tóc dài bù xù, vừa đi vừa nhặt nhạnh rác rưởi đeo khắp người. Dân tộc Tày ở khắp nơi đều có người biết làm bùa điên. 100% trong số họ là những người đang hoặc đã từng làm nghề thầy cúng, thầy mo. Không phải ai muốn làm bùa điên cũng được. Nó gần giống như cái "căn quả" của con người.
- Nó là do người trên (đấng thần linh siêu thực) ấn định, bắt phải làm. Người được ấn định nếu không làm thì sẽ tự mình hóa điên mà chết. Còn nếu muốn tồn tại thì cách duy nhất là làm người khác nổi điên. Mức độ điên loạn có thể nhẹ hoặc nặng tùy vào khả năng phản ứng với bùa ngải của đối tượng bịlàm phép và cảm hứng của người làm phép lúc đó, anh Tình tâm sự.
- Theo lời của một số người dân, ai được "người trên" chỉ mặt đặt tên "cho phép" làm bùa thì bắt buộc mỗi năm phải làm cho một ai đó nổi điên. Nếu không làm được, chính người làm bùa sẽ lãnh hậu quả. Vì thế, bằng bất cứ giá nào, người làm bùa đều sẽ yểm bùa một ai đó. Nạn nhân có thể là người có mối thù oánvới chủ bùa, nhưng cũng có thể có ai đó vì ghét một người mà không muốn ra mặt sẽ mang đồ cúng lễ đến để nhờ thầy làm phép "trả thù" đối phương.
- Anh Tình còn chia sẻ thêm: "Chẳng ai dám nói chuyện bùa điên đâu. Mỗi khi đi ăn giỗ, ăn đám mà trót phải ngồi cùng mâm vớithầy mo, thầy cúng thì những người "đen đủi" đó sẽ hết sức tránh không nói chuyện nhiều với thầy. Họ luôn mang trong mình một nỗi sợ hãi rằng nếu nói gì mạo phạm, thầy sẽ yểmbùa thì coi như xong một đời. Đặc biệt, với những người để lộ thông tin cá nhân thì càng phải cẩn thận. Chỉ cần thầy có chủ ý, ghi nhớ lại thì sau một tháng, một năm, thậm chí là đến cả 10năm sau thầy vẫn có thể yểm bùa cho điên loạn".
- Câu chuyện kỳ bí tạm gác lại khi trăng đã chênh chếch về phía núi. Tôi cứ miên man không tài nào chợp mắt được vì những câu chuyện rợn người, ma mị của bùa điên. Trước khi ngủ, anh Tình còn dặn tôi rất nghiêm túc rằng: "Chị đừng có nghĩ gì đến bùa điên nữa nhé. Chị mà nghĩ đến nhiều, nếu vô tình gặp thầy mo trên đường dễ bị yểm lắm. Cái thứ bùa điên này rất kỳ lạ. Nó bám vào con người ta một cách bí hiểm mà không ai có thể lý giải được".
- Sáng hôm sau, nhân lúc vui câu chuyện mới, tôi nhờ anh Tình dẫn đến nhà thầy mo chuyên làm bùa điên để tìm hiểu. Tuy nhiên, anh nhất định không đi vì sợ cả hai sẽ bị yểm bùa. Hơn nữa, những năm qua, chính anh Tình cũng chỉ nghe kể chứ chưa bao giờ được tận mắt chứng kiến loại bùa này.
0 nhận xét: